Khi bạn cố gắng tối ưu hóa trang web và nâng cao vị trí trên các công cụ tìm kiếm bằng cách sử dụng các từ khóa tương tự thì hãy cẩn thận. Có thể bạn đang gặp trường hợp Keyword Cannibalization. Nếu gặp trường hợp này, trang web của bạn sẽ bị chính những từ khóa đó ăn thịt không thể có cơ hội xếp hạng cao trên Google. Đặc biệt, khi các trang con của bạn đang phát triển, nội dung giữa chúng sẽ cạnh tranh trực tiếp, làm hại đến hiệu suất SEO của bạn. SEOTCT sẽ hướng dẫn bạn hiểu rõ về Keyword Cannibalization, cách phát hiện vấn đề này trên trang web của bạn và đề xuất những giải pháp tối ưu nhất để xử lý.
Keyword Cannibalization là gì?
Keyword Cannibalization là thuật ngữ trong SEO khi một từ khóa chính được sử dụng để xếp hạng cho hai hoặc nhiều bài viết trên cùng một trang web. Điều này tạo ra sự cạnh tranh giữa các trang trên trang web của bạn và khiến cho các công cụ tìm kiếm không thể xác định được trang nào cần được ưu tiên xếp hạng. Điều này khiến người dùng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nội dung đáng chú ý.
Keyword Cannibalization thường xảy ra trong các trường hợp khi kế hoạch SEO không rõ ràng, nghiên cứu từ khóa không khoa học dẫn đến việc sử dụng từ khóa quá chung chung. Sử dụng từ khóa thương hiệu làm từ khóa chính và áp dụng chúng trên nhiều trang thay vì tập trung vào việc xây dựng các Landing page cụ thể cũng góp phần tạo nên tình trạng này.
Các Spamers thường áp dụng Keyword Cannibalization để tăng cường hiệu quả xếp hạng, tuy nhiên, điều này có thể gây hại cho trang web khi các từ khóa cạnh tranh lẫn nhau. Bài viết không sâu sắc, chia nhỏ thành nhiều bài viết nhỏ với từ khóa tương tự cũng có thể làm tăng nguy cơ Keyword Cannibalization.
Để tránh thuật ngữ Keyword Cannibalization này, cần có một chiến lược SEO rõ ràng và cẩn thận trong việc sử dụng từ khóa để mỗi trang web có thể đạt hiệu quả tối đa trong xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm.
Vì sao cần chú ý đến Keyword Cannibalization
Làm mất cân bằng trên các trang web cùng từ khóa
“Keyword Cannibalization” khiến sự cân bằng trong xếp hạng các trang web với cùng từ khóa trở nên mập mờ và gây khó khăn cho chiến lược SEO. Để minh họa vấn đề này, hãy xem xét ví dụ về hai bài viết trên blog của Ahrefs với từ khóa “competitor backlink analysis”.
Trong quá khứ, cả hai bài viết này từng đứng liền kề nhau ở vị trí số 6 và số 7 trên trang kết quả tìm kiếm Google. Điều này cho thấy cả hai bài viết đều liên quan đến từ khóa mục tiêu. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là bài viết ở vị trí số 6 đã được xuất bản trước bài ở vị trí số 7 tới 4 năm.
Đáng ngạc nhiên, bài viết ở vị trí cao hơn không chỉ cũ hơn về thời gian, giao diện người dùng và số từ, mà còn thiếu sự đầu tư vào nội dung so với bài viết mới hơn. Ngược lại, bài viết mới đã được cập nhật với kiến thức sâu hơn và cung cấp lời khuyên hữu ích.
Dễ xảy ra trường hợp cả 2 bài đều có thứ hạng cao trên Google
Số lượng và chất lượng của backlink tới website
Đây là yếu tố quan trọng để Google tiến hành đánh giá và xếp hạng cho bài viết. Để làm rõ điều này, bạn có thể tìm kiếm một từ khóa bất kỳ rồi đọc nội dung của 10 bài viết được xếp hạng ở vị trí cao nhất. Chắc chắn rằng các bài viết này đều sẽ được gắn với một số Internal backlinks (liên kết nội bộ) nhất định để dẫn đến bất kỳ một bài viết hay trang nào đó trên website.
Để theo dõi một cách nhanh chóng và trực quan nhất, bạn có thể sử dụng Site Explorer và kiểm tra số lượng Internals backlinks được hiển thị tại cột Referring Domains.
Một điều mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy là hầu hết các trang đều có số lượng Referring Domains khá nhiều. Tức là nếu bạn muốn cạnh tranh với các trang thuộc top đầu của một từ khóa nào đó, bạn cũng cần phải có một lượng từ khóa nhất định. Trong trường hợp bạn sở hữu 2 trang có từ khóa mục tiêu tương tự nhau, các Internal link (liên kết nội bộ) sẽ phải phân tách đều cho cả 2 trang.
Nội dung bị bão hòa
Về bản chất, một bài viết chất lượng có thể đã bị che lấp bởi các bài viết bình thường, đó cũng là lý do không có bài viết nào trong số đó thu hút lượng lớn backlink.
Nếu như Ahrefs gộp nội dung của bài và mang đến lượng kiến thức lớn chỉ với một bài viết dài, thì bài viết đó sẽ thu hút nhiều backlink và được xếp hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm.
Hậu quả của Keyword Cannibalization là gì?
Để tránh những hậu quả tiêu cực của Keyword Cannibalization, việc nhận biết và giải quyết vấn đề này là cực kỳ quan trọng. Dưới đây là những hậu quả đáng chú ý và cách xử lý chúng một cách hiệu quả:
Cạnh tranh và ăn thịt từ khóa: Khi các từ khóa cạnh tranh lẫn nhau trên các trang của bạn, thứ hạng của trang web có thể bị ảnh hưởng. Các từ khóa quan trọng chỉ đạt đến trang 2 hoặc mắc kẹt ở đó.
Khả năng xác định nội dung: Google gặp khó khăn trong việc xác định trang nào cần được ưu tiên xếp hạng khi có nhiều bài viết chứa từ khóa giống nhau. Điều này dẫn đến giảm lượng Traffic và thứ hạng Dance.
Link và Anchor Text không hiệu quả: Việc sử dụng các link và Anchor Text cùng chủ đề trên nhiều trang có thể làm giảm độ uy tín của trang web và làm loãng hiệu quả của chúng.
Giảm tỷ lệ chuyển đổi: Hiện tượng Keyword Cannibalization có thể giảm tỷ lệ chuyển đổi trên trang web của bạn và ảnh hưởng đến doanh số bán hàng online.
Sự hiểu lầm của người dùng: Người dùng có thể hiểu lầm rằng nội dung trên các trang của bạn giống nhau khi thấy quá nhiều từ khóa tương tự. Điều này cũng có thể khiến Google không index bài viết của bạn.
Làm thế nào để nhận biết đang bị Keyword Cannibalization
Để phát hiện và giải quyết hiện tượng Keyword Cannibalization trên trang web của bạn, bạn có thể thực hiện các bước sau:
Kiểm tra trên Google
Sử dụng cú pháp site:domain.com “từ khóa” trên Google để tìm kiếm. Nếu bạn thấy từ khóa đó xuất hiện liên tiếp trong 2 đến 3 kết quả đầu tiên, có thể đó là dấu hiệu của Keyword Cannibalization.
Xác định từ khóa cạnh tranh
Duyệt qua trang web của bạn và xác định các từ khóa mà bạn muốn tập trung. Nếu có nhiều trang cạnh tranh với nhau về cùng một từ khóa, đó có thể là dấu hiệu của Keyword Cannibalization.
Sử dụng công cụ chuyên biệt
Ngoài cách kiểm tra bằng tay, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm Keyword Cannibalization để phát hiện và giải quyết vấn đề này một cách tự động và nhanh chóng.
Định kỳ kiểm tra và xử lý
Quan trọng nhất là thực hiện kiểm tra định kỳ để phát hiện và xử lý Keyword Cannibalization ngay khi nó xuất hiện. Điều này sẽ giúp tránh được những vấn đề liên quan đến thứ hạng và hiệu suất SEO của trang web.
Giải quyết vấn đề
Khi phát hiện Keyword Cannibalization, bạn có thể xác định rõ ràng mục tiêu của từng trang, tối ưu hóa nội dung, và điều chỉnh chiến lược SEO để tránh việc các trang cạnh tranh và ăn thịt lẫn nhau.
Hướng dẫn cách xử lý Keyword Cannibalization
Để giải quyết hiệu quả vấn đề Keyword Cannibalization, bạn cần theo dõi và nghiên cứu cách khắc phục một cách tối ưu. Dưới đây là một số cách xử lý mà bạn có thể áp dụng cho trang web của mình:
Cấu trúc lại nội dung bài viết
Một giải pháp đơn giản mà nhiều chuyên gia SEO lựa chọn là cấu trúc lại nội dung của bài viết. Điều này bao gồm việc thay đổi tiêu đề bài viết, các heading trong nội dung, và tinh chỉnh nội dung để làm cho mỗi trang trở nên độc đáo hơn.
Gộp chung các nội dung có từ khóa giống nhau nhưng khai thác từ nhiều khía cạnh khác nhau vào một bài viết để tránh sự trùng lặp giữa các trang. Kết quả là bài viết sẽ có độ dài, chiều sâu và chất lượng cao hơn, giúp giải quyết vấn đề Keyword Cannibalization và cung cấp thông tin dễ tìm kiếm và hiểu được cho người đọc.
Trong trường hợp có hai bài viết giống nhau về nội dung nhưng chỉ khác biệt về ngữ nghĩa hoặc sử dụng cùng một từ khóa, nên xem xét xóa bỏ một trong hai bài để tránh sự cạnh tranh không cần thiết.
Phân tích hiệu quả và theo dõi kết quả
Để giải quyết vấn đề ăn thịt từ khóa và tối ưu hiệu suất của trang web thì bạn có thể sử dụng công cụ Google Search Console theo những bước sau đây:
- Bước 1: Truy cập vào Google Search Console và chọn mục “Performance”.
- Bước 2: Chọn “Filter” và sau đó chọn “Query”. Tại ô “Query”, nhập từ khóa mà bạn muốn phân tích. Sau đó bạn hãy theo dõi và phân tích hiệu quả của từ khóa giống nhau trên trang web của mình. Điều này giúp bạn nhận biết trang nào thu hút lượng traffic cao hơn khi chúng sử dụng cùng một từ khóa.
- Bước 3: Dựa trên thông tin từ Google Search Console, bạn có thể quyết định nội dung bài viết nên được nhập vào trang nào và bài viết nào nên bị xóa để tránh sự cạnh tranh không cần thiết.
Sử dụng chức năng “Page filter” để sàng lọc các URL tương tự và kiểm tra từng bài viết một cách riêng lẻ. Điều này giúp bạn dễ dàng xem xét và sửa đổi các xung đột về từ khóa Cannibalization.
Nên giữ lại hay loại bỏ các Keyword Cannibalization
Khi gặp phải vấn đề của Keyword Cannibalization, thì quyết định giữa lại hay xóa bỏ không nên bị đưa ra một cách vội vã. Mỗi trường hợp đều có thể phân tích cẩn thận và đưa ra sự lựa chọn hợp lý.
Cả hai bài viết đều đang đạt thứ hạng cao trên SEPRs
Nếu cả hai trang sử dụng từ khóa giống nhau và đều có vị trí cao trên kết quả tìm kiếm (SERPs), điều này có thể giúp website tăng chỉ số Click-Through Rate (CTR) và tăng lưu lượng Traffic nhanh chóng.
Trong trường hợp 2 bài viết khác nhau về nội dung, hấp dẫn và mang giá trị cho người đọc, chỉ cần cập nhật tiêu đề và mô tả Meta là đủ.
Tỷ lệ nhấp chuột chưa được xác định
Nếu chưa rõ trang nào có tỷ lệ nhấp chuột cao hơn, hãy sử dụng Google Search Console để kiểm tra.
Dựa trên dữ liệu thu được, bạn có thể quyết định giữ lại một trang và xóa hoặc chỉnh sửa trang còn lại, bao gồm việc thay đổi nội dung bài viết, tiêu đề và từ khóa.
Cả hai trang web đều ở vị trí thứ 2 và 3
Trong trường hợp cả hai trang đều kẹt lại ở vị trí thứ 2 và 3, có một số lựa chọn:
- Xóa một trong hai trang.
- Thay đổi một trang với từ khóa khác.
- Nếu không muốn xóa bài viết, hãy cân nhắc hợp nhất 2 bài viết với nhau.
Cải thiện độ liên kết
Trong một số trường hợp, Keyword Cannibalization có thể phát triển theo hướng tích cực. Nếu quyết định giữ lại, việc cải thiện liên kết nội bộ là rất quan trọng. Bằng cách thiết lập các nội dung phù hợp và liên kết nội bộ một cách chặt chẽ, bạn sẽ giúp Google hiểu rõ hơn trang nào bạn muốn tối ưu hóa để đạt thứ hạng cao hơn. Việc xây dựng liên kết nội bộ sẽ giải quyết hiệu quả vấn đề Keyword Cannibalization.
Trong quá trình tối ưu hóa liên kết nội bộ, bạn có thể:
- Xác định các từ khóa chính mà bạn muốn tập trung và liên kết các trang có liên quan với nhau thông qua các từ khóa này.
- Tạo các liên kết nội bộ hợp lý giữa các bài viết liên quan để tạo ra một mạng lưới nội bộ logic và dễ dàng theo dõi.
- Đảm bảo rằng các liên kết nội bộ được tích hợp một cách tự nhiên và hữu ích cho người đọc, không chỉ cho mục đích SEO.
- Sử dụng các plugin hoặc công cụ hỗ trợ để theo dõi và quản lý các liên kết nội bộ một cách hiệu quả.
Một số công cụ giúp kiểm tra ăn thịt từ khóa
Keylogs Keyword Cannibalization Checker: Keylogs Keyword Cannibalization Checker cung cấp bản dùng thử miễn phí cho người dùng lần đầu tiên. Bạn có thể đăng nhập vào công cụ này thông qua kết nối với tài khoản Google. Họ sẽ kiểm tra cho bạn 3 từ khóa giống nhau trên cùng một trang web. Gói trả phí sẽ cung cấp nhiều tính năng hơn và cho phép theo dõi nhiều lượng từ khóa hơn.
SEMrush: SEMrush là một công cụ nổi tiếng trong lĩnh vực SEO với nhiều tính năng đáng chú ý. Khi sử dụng SEMrush, bạn sẽ nhận được các báo cáo từ khóa Cannibalization chính xác.
Google Search Console: Google Search Console là một công cụ tìm kiếm từ khóa ăn thịt miễn phí. Bạn sẽ có thể xem tỷ lệ nhấp chuột, số lần hiển thị của các trang đang SEO cùng từ khóa. Các trường hợp Keyword Cannibalization sẽ được loại bỏ hoặc thay đổi một cách hợp lý.
SEO Scout Keyword Cannibalization Checker: SEO Scout cho phép bạn dùng thử kiểm tra Keyword Cannibalization trong vòng 7 ngày. Đây là một công cụ chuyên nghiệp trong việc kiểm tra từ khóa ăn thịt lẫn nhau.
Moz Keyword Explorer: Moz Keyword Explorer là một công cụ hữu ích giúp bạn tìm kiếm từ khóa xếp hạng và từ khóa ăn thịt chuyên nghiệp. Công cụ này cung cấp thông tin về Keyword Cannibalization với độ chính xác cao.
Kết luận
Qua bài viết trên SEOTCT đã giới thiệu đến bạn đọc thế nào là Keyword Cannibalization là gì cũng như các tác động của nó đến SEO web. Chúng tôi hy vọng qua bài viết này bạn có thể áp dụng những cách được gợi ý trên để tìm cách xử lý ăn thịt từ khóa trên trang web của bạn.
TRẦN CÔNG TÍN
CEO/Founder tại SEOTCT
Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO, Google Ads và Digital Marketing. Trước đó, tôi đã thành công trong việc tối ưu hóa SEO cho nhiều dự án, giúp cải thiện đáng kể thứ hạng từ khóa lên TOP google, mang lại lượng truy cập và chuyển đổi cho doanh nghiệp. Hy vọng rằng với kiến thức mà tôi chia sẻ sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích và góp phần thúc đẩy sự thành công cho doanh nghiệp của bạn.