Meta Description là gì? Cách viết và tối ưu chuẩn SEO để thu hút người dùng

Meta Description đóng vai trò to lớn trong việc quảng bá bài viết và website đến với đối tượng mục tiêu. Một thẻ meta chất lượng sẽ thu hút người đọc click vào website của bạn, qua đó gia tăng lượng tương tác trên trang web và thứ hạng từ khoá cũng được cải thiện. Vậy Meta Description là gì? Cách viết thẻ meta chuẩn SEO nhất? Hãy cùng Seotoanquoc khám phá cách viết thẻ miêu tả Meta giúp SEO bài viết lên top 1 Google trong bài viết dưới nhé!

Thẻ Meta là gì?

Các thẻ Meta, còn được gọi là Meta Tags, là các đoạn mã hoặc mô tả nhỏ chứa thông tin quan trọng về trang web của bạn. Chúng không xuất hiện trực tiếp trong nội dung hiển thị của trang web, mà thay vào đó, chúng được đặt trong mã nguồn HTML của trang web. Từ “Meta” là viết tắt của “metadata,” có ý nghĩa là siêu dữ liệu.

Mỗi trang web hiện nay đều sử dụng các Thẻ Meta, nhưng chúng thường không hiển thị trực tiếp trên trang web, mà thay vào đó, chúng chỉ nằm trong mã nguồn HTML của trang web. Các Thẻ Meta quan trọng nhất trong SEO mà bạn nên quan tâm bao gồm:

  • Thẻ Meta Title
  • Thẻ Meta Description
  • Thẻ Meta Robots
  • Thẻ Meta Refresh Redirect
  • Thẻ Meta Charset
  • Thẻ Meta Viewport
Thẻ Meta là gì?
Thẻ Meta là gì?

Thẻ Meta Description là gì?

Meta Description, hay còn gọi là Meta tag, là đoạn nội dung nằm bên dưới tiêu đề (Meta Title) trong kết quả tìm kiếm. Chức năng của thẻ Meta Description là mô tả các nội dung quan trọng có trong bài viết và để thúc đẩy người dùng truy cập tới trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm, giúp cải thiện số lượng người dùng click vào bài viết.

Bên cạnh đó, việc sử dụng thẻ mô tả từ khoá theo SEO cũng là một trong những nội dung quan trọng đối với SEO Onpage giúp các công cụ tìm kiếm đánh giá cao thông tin trên website của bạn.

Ký tự tối đa của thẻ Meta Description

Đến nay, Google đã nhiều lần thay đổi về số lượng ký tự của Meta Description nên thật khó để dự đoán về số lượng ký tự tối đa được Google phép hiện thị trên mỗi kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, để chắc chắn đoạn Meta Description hiển thị chính xác trong kết quả tìm kiếm, độ dài Meta tag chỉ nên có tối đa 158 ký tự (khoảng 920 pixel). Với trên thiết bị Android, giới hạn hiển thị của thẻ Meta Tag Description là 120 ký tự (khoảng 680 pixel).

Ký tự tối đa của thẻ Meta Description
Ký tự tối đa của thẻ Meta Description

Để chắc chắn thẻ Meta tag hiển thị đúng trong kết quả tìm kiếm, trong khi viết nội dung, bạn nên xem trước hiển thị nội dung để xem thông tin trên thẻ miêu tả Meta có bị cắt xén gọn gàng hay không

Thẻ Meta Description có vai trò gì?

Thông thường, khi người tiêu dùng tiến hành thực hiện truy vấn tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm, họ sẽ đọc lướt sơ qua tiêu đề cùng thẻ Meta tag để biết được nội dung cốt lõi của bài viết xong mới xác định có muốn tìm hiểu tiếp bài viết nữa tuyệt không. Nếu nội dung thẻ Meta hiệu quả, người truy cập sẽ nhấp chuột vào trang web nhằm tìm kiếm thêm thông tin. Từ đó, website của bạn sẽ tăng đáng kể lượng click cùng thứ hạng trên Google.

Do đó, một thẻ Meta Description tốt sẽ thu hút người xem click vào website cải thiện tỷ lệ nhấp chuột mà còn giúp công cụ tìm kiếm hiểu hơn về nội dung trang web giúp thứ hạng tốt hơn.

Tầm quan trọng của thẻ Meta Description

Việc thiếu đi thẻ Meta Desciption sẽ làm các công cụ tìm kiếm khó lòng mà đọc những thông tin bạn đang đề cập trên website, thông tin dưới đây sẽ đề cập về tầm quan trọng của thẻ miêu tả:

Giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ về nội dung bài viết

Nếu bạn vô tình làm hỏng thẻ Meta Description vậy sẽ có việc gì xảy ra? Trong trường hợp này, Google sẽ lấy nội dung nào trong bài viết của bạn để hiển thị. Đôi khi đoạn mô tả có thể sẽ không rõ nghĩa nếu ngữ cảnh hiển thị không đúng. Do vậy, người tìm hiểu thông tin có thói quen bỏ qua trang và tìm kiếm các trang phụ mà họ thấy sẽ đưa ra thông tin hữu ích khi bấm tìm kiếm.

Tối ưu tỷ lệ nhấp (CTR)

Một thẻ Meta Description tốt là rất cần thiết, là ấn tượng mạnh mẽ ngay “lần đầu tiên gặp mặt” để kích thích người dùng click chuột vào trang và hình thành nên lượng truy cập tự nhiên – Organic traffic. Đó là lý do người làm SEO sẽ phải sáng tạo ra một thẻ miêu tả trong SEO khác biệt và lôi cuốn người đọc.

Tầm quan trọng của thẻ Meta Description
Tầm quan trọng của thẻ Meta Description

Với những người không hiểu Meta Description là gì sẽ viết sơ sài, không có ấn tượng, đọc xong không lưu giữ lại gì và người đọc cũng có xu hướng bỏ qua trang và để lưu những ấn tượng không hay về website. Bạn không những mất đi lượt truy vấn cho lần tìm này của người tiêu dùng nhưng mà ở lần sau họ cũng sẽ nhớ và rời website của bạn.

Cách viết thẻ Meta Description trang chủ

Độ dài thẻ mô tả meta trang chủ

Độ dài của thẻ meta trang chủ chỉ nên ở mức khoảng 120 – 150 ký tự là hợp lý nhất giúp tóm tắt tới người xem nội dung bài viết nhằm đánh chính xác vào yêu cầu tìm hiểu của họ.

Nghe có vẻ đơn giản nhưng mà việc làm như thế nào nhằm gói gọn nội dung trong số ký tự nhất định nhằm làm nổi lên ý của bạn cần truyền tải thật sự không hề đơn giản tí nào. Về nội dung thẻ meta nên viết ra sao mời bạn hãy tham khảo nội dung bên dưới.

Nội dung thẻ meta description

Việc người dùng nhanh chóng quyết định xem một bài viết nào trên Google đòi hỏi nội dung trong thẻ meta phải hấp dẫn. Để đảm bảo rằng thẻ meta của bạn sẽ thu hút sự chú ý của người đọc, bạn có thể tuân theo các tiêu chí sau:

  1. Đảm bảo độ dài thẻ meta hợp lý, không quá dài để tránh bị cắt bớt trong kết quả tìm kiếm.
  2. Tóm gọn nội dung chính của bài viết một cách súc tích.
  3. Sử dụng từ khóa chính của bài viết trong thẻ meta.
  4. Sử dụng chữ in hoa để làm nổi bật những tính từ mạnh mẽ.
  5. Bao gồm lời kêu gọi hành động (CTA) trong thẻ meta nếu có thể.
Cách viết thẻ Meta Description trang chủ
Cách viết thẻ Meta Description trang chủ

Cách viết Meta Decsription trang sản phẩm

Thẻ không chứa toàn bộ nội dung trang chủ

Viết Meta Tags cho trang sản phẩm sẽ đơn giản khi bạn dùng thẻ meta ở trang chủ và bạn không cần thiết phải viết tắt, tóm gọn và nói quá nhiều điều về sản phẩm của mình như khi viết meta trang homepage. Thẻ meta trang sản phẩm không nên chứa tất cả thông tin vì như thế sẽ dễ dàng xảy ra hiện tượng spam

Meta description cung cấp giải pháp

Để thiết kế thẻ meta description giới thiệu sản phẩm tốt bạn nên liệt kê chi tiết về sản phẩm mà khách hàng có được khi mua hàng. Ví dụ, nếu bạn cung cấp dịch vụ thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp bạn cần cho người tiêu dùng xem sản phẩm bạn bán ra có những tính năng như thế nào, website đúng chuẩn ra làm sao (Chuẩn SEO, chuẩn Responsive. ..)

Ví dụ: Trang thông tin sản phẩm/dịch vụ Web Hosting tại Seotoanquoc. Ở phần bình luận, Seotoanquoc đã nêu rõ các ưu điểm khi khách hàng sử dụng dịch vụ Hosting được Seotoanquoc giới thiệu về tốc độ cao, an toàn bảo mật website, support 24/7.

Cách viết Meta Decsription trang sản phẩm
Cách viết Meta Decsription trang sản phẩm

Viết hoa thẻ mô tả Meta Description

Viết hoa toàn bộ meta sẽ giúp bạn lôi kéo sự quan tâm của người đọc đến sản phẩm/dịch vụ do mình cung cấp. Tuy nhiên bạn không nên viết hoa hoàn toàn meta description trên trang sản phẩm của mình.

Bạn chỉ nên viết hoa 1 hoặc 2 cụm từ quan trọng và mong muốn người đọc tập trung vào cụm từ quan trọng. Điều này sẽ giúp cải thiện sự chú ý của người xem khi đọc dòng meta của bạn.

Ví dụ: Thẻ meta cho trang sản phẩm Mẫu website tại Seotoanquoc, ở đây cụm từ Mẫu Website và Template đều viết thường và 2 cụm từ trên nổi lên khi người xem đọc thẻ meta của bài 2000 + Mẫu website Seotoanquoc.

Chỉ rõ sự khác biệt, nổi trội sản phẩm

Ngoài phần nội dung có sẵn trong bài viết, bạn nên đưa thêm phần đặc biệt có trong bài viết của mình vào meta description. Bạn có thể liệt kê thêm một vài thông tin cụ thể có ảnh hưởng đối với tiêu đề bài viết của mình giúp tăng khả năng mà người dùng biết thêm nội dung bài viết là như thế nào.

Kết thúc nội dung thẻ bằng nửa câu

Thông thường những chuyên gia SEO sẽ đưa ra lời khuyên hữu ích cho bạn là viết thẻ meta trong số từ khoá, kết thúc với câu đầy đủ để xuất hiện trên kết quả Google đầy đủ nhất nội dung bạn muốn truyền đạt.

Tuy nhiên, bạn không nên kết thúc meta mình với các câu ngắn, thậm chí mới một nửa câu đã kết thúc meta, vì điều này sẽ thu hút trí tò mò của người đọc đối với bài viết của bạn và gia tăng tỉ lệ click chuột vào bài viết. Việc kết thúc thẻ meta ở một nửa câu sẽ hiệu quả hơn nếu bạn viết thẻ meta dài trong khoảng 155 hoặc 160 ký tự.

Đây là một ví dụ cho thẻ meta được kết thúc bởi một nửa câu của bài viết SEO là gì trên Seotoanquoc

Cách viết thẻ Meta Description chuẩn SEO

Xuất hiện từ khóa chính và liên quan

Thẻ Meta Description cần có từ khoá liên quan và phải có từ khoá liên kết, từ khoá phụ. Số lần từ khoá xuất hiện trong tiêu đề ít nhất là 2. Đây chính là bộ tiêu chí được Google áp dụng để đánh giá điểm SEO bài viết. Từ khoá chính khuyến khích cần hiển thị ở top đầu tiên trong nội dung.

-> LSI Keyword là gì? Cách tìm Từ khoá LSI chuẩn tối ưu SEO

-> Từ khoá đuôi dài là gì? Lợi ích của từ khoá đuôi dài trong SEO

Viết một cách trơn tru, dễ đọc

Thể hiện nội dung, thông điệp một cách trôi chảy, mạch lạc và rõ nghĩa chính là các tiêu chí cơ bản khi giao tiếp. Trong bất cứ trường hợp nào, dù là viết tiêu đề, Meta Description, nội dung bài viết. .. bạn vẫn phải tuân thủ những quy tắc trên để không bị nhầm nghĩa.

Độ dài hợp lý không cứng nhắc

Độ dài tối đa khuyến nghị theo kinh nghiệm triển khai SEO nhiều năm của Mona Media là 158 ký tự. Tuy nhiên, bạn nên linh hoạt dùng thẻ Meta Description với độ dài tối đa khoảng 120 – 158 ký tự thể hiện nội dung tốt nhất.

Cách viết thẻ Meta Description chuẩn SEO
Cách viết thẻ Meta Description chuẩn SEO

Không được trùng lặp với các thẻ meta khác

Meta web của các bài đăng khác nhau phải khác nhau. Google có công cụ check thẻ Meta Description trùng lặp của toàn bộ các xuất bản trên trang Web này. Với những trường hợp spam hay copy nội dung, công cụ sẽ đưa ra án phạt gây thiệt hại nghiêm trọng đến SEO trang hoặc toàn bộ website.

Nội dung đúng với trang

Chủ đề bài viết bạn đang hướng đến là gì? Bạn cần bám sát theo tiêu đề của website mà viết Meta Description hấp dẫn nhất. Điều này vừa mang đến trải nghiệm người dùng tối ưu và thể hiện được sự uy tín với Google, được Google đánh giá cao.

Sử dụng đoạn mã tăng phần thú vị

Sử dụng Rich Snippets để sáng tạo thêm các đoạn mã cũng là một cách làm thêm phần hấp dẫn cho mô tả meta. Tuỳ theo mỗi lĩnh vực kinh doanh mà bạn nên chọn đoạn mã thích hợp. Nếu bạn bán hàng online, đoạn mã có thể là đánh giá, xếp hạng, lượt mua, lượt đánh giá, giá tiền. Nếu viết trang blog hay tin tức, đoạn mã thích hợp là lượt xem, lượt share, đánh giá. ..

Tuy nhiên không phải ai ban đầu khi mới nghe về SEO cũng dễ dàng viết những thẻ Meta Description hấp dẫn để lôi kéo thêm người truy cập đến với website của mình. Không chỉ là phần mô tả từ khoá ngắn gọn trong bài còn là bước lập kế hoạch SEO theo từng bước.

Cách thêm emoji vào thẻ tiêu đề và thẻ meta description

Các ký tự emoji HTML có thể được tích hợp vào mô tả meta theo quy định của Google. Điều này giúp làm nổi bật từ khóa và thu hút sự chú ý của người tìm kiếm. Tuy nhiên, việc sử dụng emoji trong mô tả meta cần tuân theo một số quy tắc cụ thể. Dưới đây là hướng dẫn cách thêm emoji vào tiêu đề và mô tả meta:

  1. Sao chép và dán emoji trực tiếp từ danh sách ký tự đặc biệt HTML bằng cách sử dụng lệnh Ctrl + C và Ctrl + V để dán chúng vào tiêu đề hoặc mô tả meta.
  2. Cần lưu ý rằng có hai vị trí không hiển thị emoji: đầu tiêu đề và cuối mô tả tìm kiếm. Để đặt emoji ở những vị trí này, bạn cần chèn ký tự đặc biệt hợp lệ trước hoặc sau emoji.
  3. Nếu bạn chèn cùng một emoji nhiều lần liên tiếp, công cụ tìm kiếm có thể chỉ hiển thị một trong số họặc bỏ qua tất cả chúng.
  4. Hãy cân nhắc sử dụng emoji một cách hợp lý và phù hợp với nội dung thay vì sử dụng chúng tùy tiện.

Ví dụ về Meta Description tốt / không tốt

Meta Description chỉ vỏn vẹn 30 từ và 147 ký tự nhưng đã làm rõ chính xác từ khoá “dịch vụ SEO” với các từ khoá người dùng muốn là:

SEO website tổng thể
Thứ hạng bền vững
Tăng trưởng không ngừng

Dưới đây là trang có Meta Description khá tốt. Số lượng từ có trong mô tả meta là 15 với tổng 69 ký tự. Số lượng từ quá ít kèm theo hình ảnh nghèo nàn, không hấp dẫn:

Một số câu hỏi liên quan đến thẻ Meta Description

1. Cách viết Meta Description thu hút được người đọc?

Dưới đây là một số kinh nghiệm thực tế để viết Meta Description hấp dẫn độc giả:

  1. Sử dụng từ ngữ tích cực và chủ động, như “khám phá,” “học hỏi,” “phát hiện,” “tiết lộ,” “bắt đầu,” “tham gia”…
  2. Đảm bảo từ khóa liên quan được sử dụng trong mô tả.
  3. Viết mô tả ngắn gọn và súc tích, để người đọc dễ hiểu.
  4. Tập trung vào cảm xúc của người tìm kiếm thông tin, có thể là tích cực hoặc thậm chí tiêu cực tùy theo nội dung bài viết.
Một số câu hỏi liên quan đến thẻ Meta Description
Một số câu hỏi liên quan đến thẻ Meta Description

2. Thẻ Meta Description có quan trọng không?

Thẻ Meta Description quan trọng như thế nào? Google đã giải thích chức năng của nó như sau: Thẻ Meta Description có tác dụng giới thiệu và lôi cuốn người dùng thông qua một bản mô tả ngắn, có liên hệ mật thiết với nội dung của trang. Meta Description như một lời quảng cáo nhằm nhấn mạnh và nhắc nhở người đọc rằng đây là trang đem đến các nội dung đáp ứng đúng với nhu cầu mà họ đang quan tâm.

Như vậy, đồng thời Google cũng đã thông báo việc Meta Description là một phần quan trọng của trang. Thông qua các nội dung mà Mona Media trình bày ở trên, bạn cũng có thể hiểu rõ sự cần thiết của thẻ miêu tả đối với việc lôi cuốn độc giả, hỗ trợ việc làm rõ nội dung trang và xây dựng lòng tin với người tìm nội dung.

3. Meta Description có ảnh hướng đến thứ hạng website không?

Câu trả lời là ! Google đánh giá chất lượng nội dung bài viết, bao gồm cả thẻ meta description để quyến định thứ hạng của website.

4. Cách kiểm tra thẻ Meta Description trên 1 trang web?

Để kiểm tra Meta Tags có hoạt động chính xác hay không, bạn nên tìm kiếm thẳng bài viết trên Google qua từ khoá. Bên cạnh đó, sử dụng công cụ như HEY META cũng là cách kiểm tra thẻ mô tả tìm kiếm được nhiều người sử dụng.

5. Sửa Meta Description ở đâu?

Bạn có thể sửa nội dung Meta Description trực tiếp trong tab SEO hoặc Yoast SEO. Sau khi sửa, bạn cần chọn “Cập nhật” để hoàn tất quá trình sửa.

Như vậy, thông qua bài viết bạn đã hiểu rõ thẻ Meta Description là gì và tối ưu Meta Description hiệu quả trên trang web. Một thẻ miêu tả Meta chất lượng sẽ giúp gia tăng lượt click trên website giúp trang web của bạn đến những vị trí top cao trong kết quả tìm kiếm. Hy vọng với các bài viết Meta Description chuẩn SEO và thông tin thẻ meta tag là gì được chúng tôi chia sẻ trên đây, bạn sẽ có được các thẻ meta phù hợp, giúp đưa website đến những vị trí top đầu. Chúc các bạn thành công

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *